CHÙA NÚI TÀ CÚ
Chùa núi Tà Cú ngụ trên đỉnh núi Tà Cú với cảnh sắc thiên nhiên, núi rừng hùng vỹ, bao la trầm mặc. Chùa Linh Sơn Trường Thọ có tượng Phật nằm dài 49 mét, cao 11m lớn nhất Đông Nam Á.
Chùa núi Tà Cú ngụ trên đỉnh núi Tà Cú với cảnh sắc thiên nhiên, núi rừng hùng vỹ, bao la trầm mặc. Chùa Núi Tà Cú được lập dựng vào khoảng năm 1878-1880. Sư Tổ Trần Hữu Đức, húy hiệu Thông Ân, người ở xã An Dân,huyện Tuy An, Phú Yên, là người nuôi chí thoát trần, đến thiền tu ở hang động trên ngọn núi cao 694 mét này. Sư Tổ thiền tu, bốc thốc chữa bệnh cứu người. Non cao nơi đại ngàn Tà Cú thật là hùng vĩ, thơ mộng giữa rừng cây cồ thụ đại ngàn, xanh thẵm, quanh năm bốn mùa sương phủ. Nhiệt độ ở đây trong lành mát mẻ, từ 16-20 độ C. Với đa dạng cảnh sắc thiên nhiên phong phú, động thực vật quý hiếm.
Quan cảnh chùa núi Tà Cú
Chùa Núi Tà Cú bức tranh tuyệt đẹp của núi rừng, Khu bảo tồn thiên nhiên ở Hàm Thuận Nam. Đến Tà Cú là đến với thế giới cõi phập trầm mặc, từ bi, đức độ, ưu ái trần gian. Với vị thế yên tĩnh, Chùa Núi Tà Cú ẩn mình trong rừng cây trùng điệp, mặt chùa hướng ra biển đông, không gian khoảng đảng, thanh tĩnh. Ngôi Chùa cổ này, hoà quyện vào cảnh sắc thiên nhiên, nơi lâm sơn, thị tịch. Bên tả, hữu của chùa là hai dòng suối nhỏ uốn quanh, nước trong vắt, chảy ra từ lòng núi, mang hương vị ngọt mát, của hương sắc núi rừng.
Chùa Núi do nhà sư Trần Hữu Ðức trụ trì, nơi xây dựng chùa do nhà sư chọn, ở đó quanh năm có cây xanh, suối chảy, chim vượn ở ngay cạnh chùa. Về sau, một chùa nữa được xây ở phía dưới, chùa Dưới này có tên là Long Ðoàn và chùa cũ gọi là chùa Trên với tên gọi là Linh Sơn Trường Thọ, gọi chung là Chùa Núi.
Tour xe Jeep Mũi Né
Toàn thể cảnh chùa là một tổng thể kiến trúc bao gồm: Tam Quan, điện thờ, tượng Phật, tháp mộ, hang Tổ,… ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ xanh tươi bốn mùa.
ĐẶT TOUR CHÙA NÚI TÀ CÚ - TRANG TRẠI THANH LONG - THÁP CHÀM POSHANƯ
Tham quan chùa núi Tà Cú (Chùa Linh Sơn Trường Thọ, Tượng Phật nằm dài 49 mét), Ghé xem trang trại thanh long, Tháp Chàm Pohsanư.
- Thời gian đi tour: Khoảng 4 - 5 giờ
- Tour khởi hành: lúc 08:00 sáng
- Phương tiện: xe du lịch máy lạnh
*Chuẩn bị:
Lên núi và xuống núi bằng cáp treo sẽ mang lại cho du khách một cái nhìn ngoạn mục và cơ hội chụp ảnh tuyệt vời nhưng có thể tạo chút cảm giác mạnh cho những người có chứng sợ độ cao.
GIÁ TOUR XE RIÊNG
Từ 1 - 2 khách: 1.650.000 vnd / tour cho 2 người
Từ 3 - 6 khách: 550.000 vnd / người
Trên 6 khách: 520.000 vnd / người
Tour bao gồm:
- Xe du lịch riêng (máy lạnh đời mới)
- Vé vào cổng các điểm tham quan
- Xe điện
- Cáp treo khứ hồi
- Khăn, nước khoáng
Không bao gồm:
Hướng dẫn viên (yêu cầu hdv cộng thêm 400.000vnd/tour).
=> Xem thêm: Tour xe jeep
LÊN NÚI TÀ CÚ BẰNG ĐƯỜNG NÀO?
Một là men theo hơn 1000 bậc thang, tốn gần 1 ngày đường để lên núi. Phương án này thường được các tay thích mạo hiểm, có sức khỏe tốt, có kế hoạch ngủ lại trên núi thực hiện.
Phương án thứ hai chỉ 15 phút đã có mặt trên đỉnh là vừa nhanh, vừa tiện là cáp treo. Ngồi trên cáp treo, ngoài việc không phải tiêu tốn bất kỳ giọt mồ hôi nào, du khách còn được tận hưởng cảm giác lướt trên những ngọn cây cổ thụ xanh um, cây dong nở hoa đỏ rực. Đâu đó trong không trung, hương hoa thoang thoảng, tiếng chim hót, gió biển thổi nhẹ càng dễ chịu.
Cáp treo lên chùa núi Tà Cú
KHÁM PHÁ TƯỢNG PHẬT NẰM TRÊN NÚI TÀ CÚ:
Rời cáp, rảo bước thêm khoảng 100 bậc thang, một vùng biển xanh bao la, trải dài như nối vào đường chân trời, ngọn hải đăng Kê Gà bao năm trầm mặc, những mái nhà thấp thoáng, những con đường uốn cong hiện ra trước mắt du khách…Tiến sâu hơn vào đỉnh núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng loạt các bức tượng phật, ấn tượng nhất là bức tượng phật nằm dài 49m, cao 11m. Người thành tâm khấn vái, người tinh nghịch tạo dáng chụp ảnh. Tiếng cười đùa, tiếng rì rầm phá tan không gian tĩnh mịch.
Tượng phật nằm lớn nhất Đông Nam Á
KHÁM PHÁ HANG TỔ NÚI TÀ CÚ:
Rời bức tượng phật, du khách tiến về phía đông của đỉnh núi, đến một hang núi sâu thẳm chứa đựng biết bao điều bí ẩn với bao huyền thoại về người khai sáng đã tịnh độ ở đây, hang Tổ. Hang tổ được kết cấu bởi khá nhiều khối đá, và dẫn sâu xuống dưới khoảng 100m, ăn thông ra ngọn núi đằng sau. Hang khá tối, lòng hang hẹp, thấp, mỗi bậc đá dẫn xuống hang cao non 1m.
Đường xuống hang tổ bí ẩn
Muốn chinh phục hang, mỗi nhóm phải có ít nhất 2 người để thay phiên nhau cầm đèn cầy, đèn pin. Bóng tối, những tảng đá trơn trượt, cảm giác không biết khi đặt chân xuống bậc đá thấp hơn có chạm phải con vật nào đó khiến nhiều du khách bỏ cuộc, quay lại vạch xuất phát. Song cũng có nhiều du khách xem hang Tổ là một thách thức đáng để khám phá, trải nghiệm nên mạnh chân tiến tới.
Càng xuống sâu, không khí càng ít đi, vài người cảm thấy khó thở nhưng kỳ lạ là chiếc đèn cầy trên tay vẫn cháy sáng, ánh sáng vàng vọt khiến hang càng bí ẩn, khó đoán. Xuống đến cuối hang, một mạch nước ngầm chảy róc rách. Nước chảy qua nhiều rễ cây, rồi kết thành dòng, nên khi uống có cảm giác ngọt lịm, thơm nhẹ, uống vào thấy mát và sảng khoái vô cùng.
Hơn hai tiếng sau, mọi người đã xuất hiện ở cửa sau của hang, vài người bị trầy xước tay do đá, vài chiếc dép sứt quai, mệt mỏi nhưng tiếng cười, ánh mắt không giấu vẻ tự hào khi chia sẻ chai nước dưới hang cho bạn bè, người thân.
Tương truyền, thửa xưa, nơi Sư Tổ thiền tu là một hang sâu thăm thẵm, có nhiều mỏm đá hoa cương tuyệt đẹp, hang động trên đại ngàn có ngõ ngách, thông ra biển Kê Gà. Hang Tổ huyền bí trên núi ngàn Tà Cú, vẫn còn bí ẩn hàng trăm năm nay chưa được khám phá.
Phong cảnh “song lâm thị tịch, tịnh độ nhân gian” của ngôi chùa cổ Linh Sơn Trường Thọ là cảnh sắc độc đáo ở vùng non cao thăm thẵm. Giỗ Tổ khai sơn ở chùa, hàng năm được tổ chức vào ngày 5 tháng 10 âm lịch, để ghi nhớ công lao lập dựng ngôi chùa cổ này của Sư Tổ trên vùng núi cao, địa linh nhân kiệt.
Huyền thoại về Sư Tổ khai sơn xa xưa là người thiên tu huyền bí, quanh năm Ngài chỉ ăn hoa quả, hương hoa cây rừng, để tu hành nơi chốn cõi Phật. Sư Tổ từ bi đức độ, có tài bốc thưốc chữa bệnh, cứu người bằng lá cây rừng trên núi cao Tà Cú. Tương truyền niên hiệu Tự Đức thứ 33, vào khoảng năm 1848-1883, Hoàng Thái Hậu, tức bà Từ Cung, mẹ Vua Tự Đức, tại cung đình Huế lâm bệnh nặng, Vua ra chiếu cho quân thần và ban dân trong nước, nếu ai chữa trị thuốc thang, cứu được Hoàng Thái Hậu thì sẽ được Triều Đình trọng thưởng. Sư Tổ Trần Hữu Đức bèn cho các vị sư, mang linh dược quý về chuẩn y, “cảm ứng đạo giao nang tư nghì”, cho Hoàng Thái Hậu uống. Được uống thuốc của Sư Tổ chữa trị bà khỏe hẳn. Vua Tự Đức ghi ơn, ân tứ cho Sư Tổ bằng việc ban tặng cho ngôi chùa cổ trên núi Tà Cú bằng cái tên quý giá “Linh Sơn Trường Thọ”. Ngôi Chùa cổ độc đáo này được mang tên linh thiêng của Vua ban từ đó.
Chùa Linh Sơn Trường Thọ xây dựng theo lối kiến trúc cổ của Phật giáo phương Đông, chùa cổ có nhiều cột, kèo, xuyên, trếng, được chạm trồ hoạ tiết tứ linh, “long, lân, quy, phượng” mái chùa lợp ngói âm dương, theo bảy góc uốm lượn hình rồng. Thề hiện sự thanh thoát trần gian, an hoà trong thế gian trầm mặc. Bằng kỹ xão điêu luỵện, bàn tay khéo léo của nghệ nhân cổ xưa, đã kiến tạo, ngôi chùa cổ Linh Sơn Trường Thọ, là kiệt tác về kiến trúc cổ độc đáo của Phật giáo còn lưu lại đến ngày nay.
Đặc biệt, nét độc đáo nhất của ngôi chùa cổ này là pho tựơng Thích Ca Mô Ni nhập niết bàn, nằm nghiêng, gối đầu lên tay, dài 49 mét, cao 11 mét, lưng tựa vào vách núi, mặt hướng ra biển đông, được xây dựng vào những năm 1960, thế kỹ XX, do kiến trúc sư Dương Đình ý, (người Việt Nam) kiến tạo.
Thích Nữ Ba La – Trụ trì Chùa Linh Sơn Trường Thọ cho biết: “Tựợng phật, là công trình kiến trúc đồ sộ, bao dung, nơi chốn sơn lâm tịnh mịch, an tư. Tượng trưng đủ hình tứ lục và bảy chúng Phật tử theo triết lý đạo Phật. Tượng Thích Ca nhập niết bàn dài 49 mét, ở chốn sơn lâm, tĩnh mịch, hoà quyện vào cảnh sắc thiên an hoà, là tâm linh của Phật giáo, luôn tĩnh tâm, hướng thiện”...Vào những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ XX, bằng nhiều công sức lao động, sáng tạo của dân chúng Phật tử. Họ vận chuyển thủ công bằng khuân vác, quang gánh, kéo dây để đưa hàng trăm tấn cát, xi năng, sắt thép, lên đỉnh núi cao Tà Cú, hoà trộn với đá hoa cương trên núi để sáng tạo nên công trình nghệ thuật tuyệt trần, tượng Phật Thích Ca Mô Ni nhập niết bàn, mang đậm bản sắc văn hoá, kiến trúc xây dựng của Phật giáo còn lưu lại cho muôn đời sau.
Anh Uzo igo - Du khách Nga nói: “Cảm nhận của tôi về tượng phận dài 49 mét này rất ấn tượng và độc đáo; bề thế về hình dạng và kiến trúc.Thể hiện bàn tay và khối óc của người Việt Nam đối với tâm linh Phật giáo”...
Thắng cảnh Chùa Linh Sơn Trường Thọ còn nổi tiếng với cụm tượng Tam Thế Phật độc đáo theo lối kiến trúc kỹ xảo, nằm phía dưới, cách tượng Phập Bà 100 mét. Đó là pho tượng A-Di-Đà cao 7 mét, độ lượng bao dung, ưu ái trần gian; tượng Quan Âm và Thế Chí cao 6 mét được kiến tạo bằng chất liệu đá hoa cương và xi măng bê tông, nổi bật lên những đường nét kiến trúc tinh xão, trên một nền trắng tinh khiết, giữa phong cảnh núi rừng, xanh ngắt, trùng điệp đại ngàn. Quan Âm, Thế Chí là biểu tượng của lòng từ bi, đưa tâm linh con người hướng thiện,cầu siêu cho con người trần ai, đau khổ về thế giới hạnh phúc, an lành.
Để bảo tồn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cổ kính của Chùa Núi Tà Cú và di sản lịch sử-văn hoá quý giá này, hiện nay Chùa Linh Sơn Trường Thọ được Sư Thích Nữ Ba La, trụ trì trùng tu, xây dựng lại theo hướng bảo tồn tái tạo vóc dáng, đường nét độc đáo của ngôi chùa cổ ngày xưa. Chùa có dáng vẻ uy nghi hơn song vẫn bảo tồn được những vẻ đẹp cổ kính của nét son Linh Sơn Trường Thọ Tự ban đầu. Phần chánh điện,tháp sen, mái chùa, nơi tôn thờ Phật Tổ, cầu kinh, niệm phật được xây dựng lại theo lối kiến trúc cổ, chạm trổ hình rồng “tứ linh” tạo thêm vẻ tôn nghiêm cổ kính. Những nghệ nhân khéo léo từ Huế vào thi công, xây dựng.
Đặc biệt hiện nay Chùa Linh Sơn Trương Thọ có thêm nét mới là những pho tượng Phật Tổ Thích Ca, tượng Sư Tổ, các vị tăng ni được tái tạo lại bằng những tuyệt tác điêu khắc bằng đá hoa cương trên núi Tà Cú. Những tảng đá hoa cương tuyệt đẹp trên núi ngàn, được bàn tay khéo léo của nghệ nhân từ Hội An, đến đây phục chế. Chùa Núi Tà Cú hiện đã có thêm kỷ lục mới từ những pho tương phật điêu khắc bằng đá. Tượng Phật Tổ cao hơn 6 mét, bằng đá tảng nguyên sinh, góp phần tôn vinh cảnh sắc độc đáo thắng cảnh ngôi chùa cổ này.
Để bảo tồn cảnh sắc núi rừng và thắng cảnh Chùa Núi Tà Cú, trong quần thể di tích lịch sử -văn hoá cấp quốc gia, năm 2002 Khu du lịch Tà Cú được hình thành, đã góp phần tôn vinh thêm cảnh đẹp ở đây.
Với hệ thống cáp treo lên núi trang nhã, hiện đại. Những ca-bin xin xắn như những con tàu chở khách, vươn cao giữa đại ngàn xanh thẳm sắc hương núi rừng. Ngồi trên ca-bin cáp treo lên núi, du khách sẽ được ngắm, nhìn, thưởng thức cảnh đẹp thơ mộng,cảm giác nhẹ nhàng, lâng lâng trên độ cao hơn 600 mét, giữa vùng mây trắng vờn bay. Núi rừng cảnh sắc làng quê, ngút ngàn trong tầm mắt. Tận hưởng cảnh sắc tuyệt vời của núi rừng còn nguyên sinh.
Thắng cảnh Chùa Núi Tà Cú, đi vào lòng người dân xứ sở và khách du lịch thập phương khi đến Bình Thuận, bằng cảnh sắc tuyệt vời của núi rừng nguyên sinh độc đáo và bề dày lịch sử-văn hoá. Thắng cảnh này đang được bảo tồn, lưu giữ đến muôn đời sau.
THÁP CHÀM POSHANƯ
Tháp chàm Poshanư là một trong những điểm đến vô cùng hấp dẫn và quan trọng đối với người dân thành phố biển Phan Thiết. Quần thể tháp chàm này vừa là di tích văn hóa còn sót lại của vương quốc Chăm Pa cổ, vừa làm phong phú thêm cho các loại hình du lịch tại đây. Có được dịp du lịch Phan Thiết và ghé thăm tháp chàm Poshanư, bạn sẽ phải kinh ngạc về đường lối kiến trúc vô cùng độc đáo, mang đậm dấu ấn nghệ thuật điêu khắc và nét đẹp văn hóa người Chăm xưa.
Du khách tham quan tháp chàm Poshanu
Tháp chàm Poshanư hay còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài, hiện đang tọa lạc trên ngọn đồi Bà Nài cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 7km về hướng Đông Bắc. Đây là một trong những ngọn tháp có kích thước vừa và nhỏ nhưng tương đối còn khá nguyên vẹn, vẫn giữ được những nét nghệ thuật cổ xưa của lối kiến trúc Hòa Lai tinh tế. Quần thể tháp chàm được người Chăm xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 8 để thờ vị thần Shiva cao quý của Ấn Độ. Cho đến thế kỷ 15, một vài ngôi đền được xây dựng với quy mô nhỏ và đơn giản hơn dùng để thờ công chúa Poshanư con của vua Para Chanh – một người nhan sắc, tài đức vẹn toàn được người dân Chăm cổ hết mực yêu quý. Từ đó, quần thể kiến trúc này được gọi là tháp chàm Poshanư.
THÁP CHÀM POSHANƯ NẰM Ở ĐÂU?
Tháp Poshanư nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7km, nằm trong khu di tích Lầu Ông Hoàng ngày xưa (Nơi đây có câu chuyện tình thi ca nổi tiếng của Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm). Ngoài 3 tháp chính, khu này ngày xưa có một đền thờ lớn, nhưng đền thờ này đã bị chôn vùi sâu dưới lòng đất từ hơn 300 năm nay. Trong tháp còn thờ hai biểu tượng của bộ phận sinh dục đàn ông và đàn bà, là hai biểu tượng được người Chàm thờ cúng. Tên của hai biểu tượng này là Linga và Yoni.
KỸ THUẬT XÂY DỰNG HOÀN HẢO, ĐIÊU KHẮC CHẠM TRỔ CÔNG PHU
Về tổng thể ngọn tháp được xây dựng nên từ những viên gạch nung đỏ, gắn chặt với nhau bằng một loại chất kết dính vô cùng đặc biệt mà khoa học vẫn đang nghiên cứu và đưa ra nhiều giả thiết về một loại nhựa thực vật bí ẩn. Xung quanh 4 mặt tháp có hình vuông, phân tầng càng lên cao thì càng nhỏ lại, cửa tháp có hình vòm cuốn với nhiều hoa văn tinh tế. Poshanư gồm có 1 tháp chính và 2 tháp phụ, là nơi thờ tự những vị thần quan trọng trong văn hóa Chăm cổ.
Ngọn tháp chính gồm 3 tầng với chiều cao 15 m, có một cửa chính dài hướng về phía Đông là nơi cư ngụ của các thần linh. Ngoài ra để đảm bảo tính đồng dạng, đối xứng thì tháp còn có thêm 3 cửa giả hướng về 3 phía còn lại của trời đất được điêu khắc hoa và những hình tượng kỳ lạ. Trên đỉnh tháp có 4 cửa sổ hình tam giác hướng về 4 phía, bên dưới có hệ thống 4 lỗ thông gió. Bên trong tháp chính là bệ thờ Linga-Yoni bằng đá, vật linh thiêng nhất trong các đền thờ của người theo đạo Hin-đu giáo.
Nằm bên cạnh tháp chính là tháp thờ Thần Lửa, có kích thước nhỏ nhất với chiều cao chỉ hơn 4m và có 1 cửa chính về hướng Đông. Những hình ảnh điêu khắc đa phần đã bị bào mòn nên khó để bạn có thể nhìn thấy rõ ràng các hoa văn được khắc trên thân tháp. Cách đó không xa là tháp thờ Thần Bò Nandin, linh vật cỡi của thần Shiva. Tháp này cao khoảng 12m, mang hình dáng và kiến trúc giống với ngọn tháp chính nhưng được tinh giản chi tiết để hài hòa hơn với tổng quan quần thể.
Quần thể tháp chàm Poshanư ở Phan Thiết vẫn đang không ngừng được tôn tạo và bảo tồn nhằm giữ gìn được những nét đẹp văn hóa Chăm Pa cổ. Nơi này đã được Việt Nam xếp vào hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Hàng năm vào lễ hội Rija Nưga (tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt) được tổ chức vào đầu tháng Giêng Chăm lịch, rất nhiều người dân đã đến làm lễ cầu mưa và xin những điều tốt lành, không khí trở nên vô cùng nhộn nhịp. Đến đây trùng vào dịp lễ này bạn có thể hòa mình vào phong tục tập quán, khám phá trọn vẹn hơn về văn hóa và con người của dân vùng địa phương.